[Kinh nghiệm] Nuôi hươu sinh sản cho giá trị kinh tế lớn

Posted on Tin tức 7864 lượt xem

Bên cạnh mô hình nuôi hươu lấy nhung, nuôi hươu sinh sản cũng là một hướng đi đầy tiềm năng giúp bà con nông dân thu về lợi nhuận cao. Nhưng bạn cần biết rằng để thành công nhân giống đàn hươu bằng cách này, bạn phải nắm được quy trình chăm sóc hươu sinh đẻ theo đúng khuyến cáo của chuyên gia trong ngành. Vậy đó là gì? Hãy cùng Trại Hươu Giống Nhật Thuận tìm hiểu thật chi tiết nhé!

Tìm hiểu đặc điểm sinh sản của hươu giống

Hươu giống thường động dục từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm
Hươu giống thường động dục từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm

Hươu con giống sau một thời gian chăm sóc sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ động dục nên bà con cần chú ý khi nuôi hươu sinh sản.

Thông thường mùa động dục của hươu giống sẽ dao động từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Thời gian diễn ra quá trình động dục chỉ kéo dài từ 1 đến 3 ngày chứ không quá dài. Nếu con cái được cho giao phối và thụ thai, thì trong vòng 220 đến 225 ngày mang thai vật nuôi sẽ bắt đầu sinh sản. Sau 345 ngày tiếp theo, con giống mới bắt đầu chu kỳ sinh sản mới.

Trường hợp chúng không được giao phối vào thời điểm đó, thì sau 20 ngày vật nuôi sẽ động dục trở lại. Cho nên Nhật Thuận khuyên bà con không nên quá vội vã cho con giống giao phối trong lần động dục đầu tiên, vì khi đó cơ thể chúng còn non nớt dễ làm suy giảm chất lượng hươu con về sau. Tốt hơn hết, bạn hãy chờ cho đến khi vật nuôi động dục ở các lần tiếp theo mới nên cho phối giống nhé!

Vậy phải làm sao để biết hươu giống bước vào thời kỳ động dục sẵn sàng sinh sản? Đó là bạn hãy chú ý quan sát các biểu hiện điển hình ở từng giống vật nuôi như sau:

Đặc điểm động dục của hươu đực

Những chú hươu đực sau khi được chăn nuôi tầm 1 năm sẽ bước vào giai đoạn động dục. Lúc này chúng sẽ có nhiều biểu hiện khác lạ là:

  • Cực kỳ kén ăn nên hầu như ăn rất ít những loại thức ăn bình thường mình yêu thích.
  • Con giống bắt đầu kêu rên khá nhiều với âm thanh rất to
  • Giọng của hươu đực bắt đầu khàn đặc lại
  • Vật nuôi trở nên hung dữ với đôi mắt đỏ vằn và thường xuyên cọ sừng vào thân cây
  • Dương vật tiết dịch có mùi đặc trưng để thu hút bạn tình đến giao phối.
Hươu đực động dục sẽ trở nên hung hăng hơn bình thường
Hươu đực động dục sẽ trở nên hung hăng hơn bình thường

Đặc điểm động dục của hươu cái 

Tương tự như hươu đực, sau tầm 1 năm được chăm sóc hươu cái cũng bắt đầu động dục và thụ thai. Tỷ lệ thụ thai của hươu cái dao động tầm 76% và tỷ lệ nuôi sống hươu con rơi vào khoảng 93%. Biểu hiện điển hình khi hươu cái động dục là:

  • Vật nuôi bắt đầu biếng ăn
  • Chúng thích nằm và rất thích được vuốt ve, âu yếm
  • Hươu cái có xu hướng thích nằm gần hươu đực
  • Mép âm hộ của vật nuôi sưng đỏ có dịch nhờn tiết ra
  • Niêm dịch ở âm hộ dày hơn bình thường rất nhiều

Kỹ thuật nuôi hươu sao sinh sản cho giá trị kinh tế cao

Để nuôi hươu sinh sản thành công, bạn cần phải nắm được kỹ thuật chăm sóc con giống bài bản theo từng giai đoạn khác nhau. Trong đó bao gồm:

Giai đoạn chuẩn bị nuôi hươu sinh sản

  • Chọn con giống: Bạn hãy chọn những chú hươu đực giống và hươu cái giống khỏe mạnh để đảm bảo chất lượng con non. Đó là những chú hươu có tai vểnh, bụng thon, lưng thẳng, 4 chân đều nhau, trọng lượng chuẩn đạt từ 800g đến 900g trở lên. Vật nuôi có dáng đi nhanh nhạy, thần thái tinh anh hơn hẳn những con khác trong đàn.
  • Làm chuồng nuôi hươu: Bạn hãy xây chuồng tại nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát với diện tích tầm 15m2 với chuồng cũi và từ 100 – 200m2 đối với chuồng sân. Chuồng trại nên quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Bạn có thể xây dựng chuồng bằng cây gỗ, mái lá, xi măng hoặc lưới thép đều được tuỳ từng điều kiện kinh tế. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị nền chuồng bằng phẳng có độ dốc từ 3 – 5% để dễ dàng vệ sinh nhé.
  • Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho hươu: Bạn nên cho hươu đực và hươu cái sinh sản ăn cỏ non, gạo cám, rau củ quả và phụ phẩm nông nghiệp 3 bữa một ngày để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao. 
  • Cho hươu giao phối: Bạn hãy quan sát chu kỳ và biểu hiện động dục của vật nuôi để cho hươu cái giao phối với hươu đực. Những việc bạn cần làm khi này là hãy mở cửa chuồng cho vật nuôi vào cùng một ô rồi tự sinh hoạt với nhau. Trường hợp bạn nuôi hươu sao giống theo bầy trong chuồng sân thì có thể để chúng tự tìm bạn tình nhé. 
Bạn hãy chuẩn bị chuồng trại sạch sẽ, cao ráo và thông thoáng khi nuôi hươu sinh sản
Bạn hãy chuẩn bị chuồng trại sạch sẽ, cao ráo và thông thoáng cho hươu sinh sản

Giai đoạn nuôi hươu sinh sản

Cách nuôi hươu đẻ thật ra không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần làm tốt những công việc sau đây:

  • Nuôi hươu sinh sản thời kỳ mang thai: Từ 1 đến 5 tháng đầu mang thai, bạn vẫn có thể cho hươu cái ăn uống như bình thường với đủ khoáng chất, chất đạm và các Vitamin thiết yếu khác. Kể từ 6 tháng trở lên, bạn hãy cho hươu mẹ ăn lá sung, lá đu đủ, cám viên để bào thai phát triển khoẻ mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên cho hươu cái mang thai ở riêng một chuồng và thường xuyên tiêu độc khử trùng cho vật nuôi.
  • Hỗ trợ hươu sinh sản: Khi hươu cái sắp đến ngày sinh, bạn hãy lấy rơm rạ hay vật dụng mềm để làm ổ cho con giống sinh đẻ. Đến lúc hươu giống chuyển dạ, bạn khoan vội can thiệp mà hãy bình tĩnh quan sát để tránh vật nuôi sợ hãi. Nếu hươu cái khó đẻ, thì bạn mới tiến hành đỡ đẻ cho hươu mẹ theo đúng quy trình kỹ thuật.
Bạn hãy cho hươu mẹ ăn cỏ sạch khi nuôi hươu sinh sản
Bạn hãy cho hươu mẹ ăn cỏ sạch khi đang mang thai

Giai đoạn chăm sóc hươu sau sinh sản

  • Chăm sóc hươu con: Có nhiều chú hươu con cần đến 6 tiếng liền mới biết bú mẹ nên bạn nên đặc biệt lưu ý các trường hợp này để hướng dẫn con non bú sữa kịp thời. Sau đó, bạn hãy chuẩn bị chỗ nằm ấm áp cho hươu con vì sau sinh chúng có xu hướng ngủ nhiều và nằm tách biệt hẳn với bố mẹ. Đến khi hươu con được 15 hoặc 20 ngày tuổi, bạn mới tập cho chúng ăn lá non và cỏ mềm nhé. 
  • Cách nuôi hươu sinh sản đang nuôi con nhỏ: Bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho vật nuôi bằng cách tăng lượng rau cỏ và lá cây nhiều hơn bình thường. Tốt nhất là bạn hãy cho hươu giống ăn từ 12 đến 16kg cỏ dại và các loại lá chuối, lá mít, lá sung, lá đu đủ và rau muống,…
  • Nuôi hươu sinh sản sau khi tách con: Trong khoảng thời gian này, bạn hãy cho hươu cái ăn từ 8 đến 12kg cỏ non và bổ sung thêm 200g thức ăn dạng tinh. Mỗi ngày bạn nên chia khẩu phần ăn của vật nuôi ra làm 3 lần gồm sáng, chưa, chiều, tối. Riêng thức ăn tinh nên cho ăn vào lúc 13h chiều nhé. 
Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hươu mẹ sau sinh sản
Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hươu mẹ sau sinh sản

Lưu ý cần biết khi nuôi hươu đẻ tại nhà

Để quá trình nuôi hươu sinh sản diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

Tuyệt đối không cho hươu con chui sang ô con khác

Vào lúc mới sinh, hươu con sẽ có đôi chút hoảng loạn và chúng thường có xu hướng muốn thoát ra ngoài. Theo đó, chúng có thể chui vào bất kỳ khe hở nào mà mình bắt gặp nên bạn cần hết sức lưu ý.

Tốt nhất là bạn hãy hướng dẫn hươu con quay về đúng vị trí của mình và tuyệt đối không để chúng chui sang các ô khác. Vì nếu điều này xảy ra con non sẽ rất dễ bị những chú hươu khác giẫm đạp dẫn đến thương tích nặng và thậm chí là tử vong sau khi sinh.

Hỗ trợ hươu con bú đầu và bú đều khi mới sinh

Theo các số liệu thống kê cho thấy có đến 80% hươu con bị chết vì không được bú sữa đầu. Bởi sữa đầu thường chứa nhiều kháng thể giúp con non chống lại vô số căn bệnh nguy hiểm ở hươu giống sơ sinh.

Vậy nên Nhật Thuận khuyên bà con nên hỗ trợ vật nuôi tìm bú mẹ ngay sau khi sinh. Đồng thời bạn nên tiếp tục hỗ trợ con giống bú mẹ vào những ngày sau đó để chúng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Thức ăn và nước uống nuôi hươu sinh sản phải sạch khuẩn

Bạn nên làm sạch nguồn thức ăn và nước uống cho hươu mẹ
Bạn nên làm sạch nguồn thức ăn và nước uống cho hươu mẹ

Vào thời điểm mang thai và sinh sản, cơ thể hươu mẹ và hươu con thường khá yếu ớt nên bạn phải lưu ý thật kỹ đến vấn đề vệ sinh. Không chỉ thức ăn của vật nuôi mới cần được làm sạch, mà cả nước uống của chúng cũng phải đảm bảo được độ tinh khiết cao. Có như thế thì chúng mới không bị nhiễm trùng và chết đi hàng loạt.

Phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời cho con giống

Hươu mẹ trong giai đoạn sinh sản và nuôi con nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sán lá gan. Còn con non rất hay bị viêm phổi và mắc bệnh đường tiêu hoá khiến chúng chán ăn, sụt cân nhanh chóng.

Việc bạn cần làm lúc này là hãy quan sát kỹ các biểu hiện của vật nuôi để điều trị kịp thời. Song song đó, bạn cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác ngay từ đầu bằng cách phòng ngừa bệnh tật cho con giống hiệu quả. 

Nhật Thuận – Nơi hướng dẫn cách nuôi hươu sinh sản tận tình, chuẩn xác

Quý bà con nông dân muốn được hướng dẫn kỹ thuật nuôi hươu sinh sản chuẩn xác hơn, vui lòng liên hệ với Trại Hươu Giống Nhật Thuận. Chúng tôi hiện đang có sẵn đội ngũ các kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ bạn ngay khi cần. 

Ngoài ra, khi đến với Nhật Thuận, bạn còn được hướng dẫn lựa chọn hươu giống đực và hươu giống cái chất lượng cao để cho phối giống tại nhà. Chúng tôi cam kết vật nuôi có đầy đủ giấy chủng ngừa và tiêm phòng được cung cấp theo quy định để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Như vậy, kỹ thuật nuôi hươu sinh sản đã được Trại Hươu Giống Nhật Thuận hướng dẫn chi tiết như trên. Nếu bạn muốn nhận được sự đồng hành thiết thực nhất, bạn hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua số hotline 0943 424 525 nhé!

Trại Hươu Giống Nhật Thuận

Chúng tôi luôn có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt từ nguồn thức ăn, giống, cho tới khâu chăm sóc y tế… để giữ lại trọn vẹn những giá trị cho sản phẩm theo đúng chuẩn hươu giống Hương Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *