[Giải đáp] Vì sao hươu cao cổ có cổ dài? Dùng để làm gì?

Posted on Tin tức 1100 lượt xem

Trong thế giới của loài hươu, có lẽ hươu cao cổ là giống hươu sở hữu ngoại hình đặc biệt nhất với chiếc cổ dài đến tận vài mét. Vậy vì sao hươu cao cổ có cổ dài đến thế? Chúng thường dùng chiếc cổ của mình để làm gì? Các thắc mắc này sẽ được Trại Hươu Giống Nhật Thuận giải đáp chi tiết cùng với các thông tin hết sức thú vị dưới đây!

Giới thiệu đôi nét về hươu cao cổ

Để lý giải được lý do vì sao hươu cao cổ có cổ dài thì ít nhất chúng ta phải hiểu rõ về loài động vật ăn cỏ này. Thế bạn đã biết hươu cao cổ có nguồn gốc từ đâu? Chúng có đặc điểm hình thái ra sao và có tập tính sinh sống như thế nào hay chưa? 

Nếu câu trả lời là chưa, thì bạn hãy bỏ túi ngay những thông tin lý thú được Nhật Thuận chia sẻ dưới đây:

Nguồn gốc của hươu cao cổ

Hươu cao cổ có nguồn gốc từ châu Phi
Hươu cao cổ có nguồn gốc từ châu Phi

Hươu cao cổ là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc chẵn. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ châu Phi và được nhân giống rộng rãi trên toàn thế giới sau thời gian dài xuất hiện.

Không một ai biết được hươu cao cổ có từ bao giờ. Người ta chỉ biết loài hươu này đã có mặt từ rất sớm cùng với các loài động vật ăn cỏ khác. 

Đặc điểm hình thái của hươu cao cổ

Một chú hươu cao cổ điển hình thường có bộ da màu xám nhạt hoặc hơi ngả sang màu vàng nâu. Trên lớp da này có nhiều vệt trắng chạy dài làm nên một “lớp áo” hết sức sặc sỡ cho loại động vật có vú.

Trung bình một chú hươu đực trưởng thành có thể nặng đến 2 tấn. Nhưng riêng hươu cái thì trọng lượng chỉ rơi vào tầm 1.3 đến 1.5 tấn mà thôi.

Bạn biết không hươu cao cổ sở hữu đôi chân dài miên man và chiếc cổ cao kều. Tổng chiều cao của loài vật này có thể lên đến 5.87m hoặc hơn đôi chút tùy khả năng sinh trưởng của từng con. Trong đó, chiếc cổ của nó cao tới 2.2m và thậm chí là cao hơn ở một vài chú hươu có ưu thế vượt trội.

Hươu cao cổ cao gần 6m có bộ da vằn vện màu trắng nâu
Hươu cao cổ cao gần 6m có bộ da vằn vện màu trắng nâu

Môi trường sống của hươu cao cổ

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn của hươu cao cổ thường là các loại các loại thực vật thân mềm như lá cây, rau xanh, cỏ dại. Chính vì thế mà hươu cao cổ rất thích sinh sống tại những khu vực rừng thưa hoặc vùng đồi núi, thảo nguyên có đồng cỏ xanh bao la. 

Ngoài ra hươu cao cổ còn ưa nơi có khí hậu ấm áp, dễ chịu, chứ không ưa nơi quá lạnh giá hay quá ẩm thấp.

Tập tính cố hữu của hươu cao cổ

Hươu cao cổ có thể chung sống hoà bình với tất cả “những người bạn thiện chí” chứ không hề có xu hướng gây chiến để tranh giành lãnh thổ. Thường thì chúng sẽ tập trung thành một bầy tầm 8 đến 10 con để chống lại mối đe dọa từ các loài động vật săn mồi khác. 

Nói về tập tính sinh sản, hươu cao cổ là loài động vật có vú nên cũng có xu hướng sanh con non sau khi con cái giao phối và thụ thai. Thời gian mang thai của hươu cái sẽ dao động từ 400 đến 460 ngày mới bắt đầu chuyển dạ.

Do hươu mẹ có đôi chân quá dài nên nhiều hươu con hay bị chết yểu sau khi sinh do rơi từ độ cao quá lớn. Riêng những chú hươu con may mắn sống sót sẽ có chiều cao tận 1.7 mét. Ngay sau khi sinh vài giờ, chúng có thể tự đi đứng và thậm chí là chạy quanh khu vực mình sinh sống.  

Theo quy luật tự nhiên, khi hươu con phát triển thành những chú hươu trưởng thành vài năm tuổi, nó sẽ bắt đầu chu kỳ động dục và sinh sản như bố mẹ của mình. Trong đó, hươu cái thường bước vào chu kỳ sinh sản khi được 5 tuổi và ở hươu đực là khoảng 8 tuổi. 

Hươu cao cổ có thói quen tập trung thành từng đàn
Hươu cao cổ có thói quen tập trung thành từng đàn

Vì sao con hươu cao cổ có cổ dài?

Như đã nói ở trên nếu tính riêng chiều dài cổ của hươu cao cổ, bộ phận này cao đến 2.2 mét và thậm chí là 2.5m. Nó khiến nhiều người thắc mắc không biết tại sao hươu cao cổ lại có cổ dài? Tại sao chiếc cổ của chúng lại quá khác biệt so với những chú hươu xạ và hươu sao khác?

Đứng trước thắc mắc ấy rất nhiều nhà sinh vật học đã bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu. Không ít những giả thuyết khác nhau đã được đưa ra nhưng phổ biến nhất là những giả thuyết dưới đây:

Hươu cao cổ có chiếc cổ dài để vươn tới những ngọn cây cao?

Dựa trên tập tính thích ăn rau cỏ của vật nuôi mà nhiều nhà sinh vật học cho rằng loài động vật hoang dã này đã trải qua quá trình tiến hóa đặc biệt để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt ở châu Phi. Nơi có rất ít những cánh đồng cỏ xanh bao la, mà chỉ có những thân cây cao vài mét với lá xanh mọc đầy bên trên.

Vì vậy, những chú hươu thích ăn thực vật bắt buộc phải cố gắng rướn cổ thật dài để vươn tới những ngọn cây đó. Theo thời gian, chiếc cổ của chúng bắt đầu dài ra và có được kích thước vượt trội như ngày hôm nay.

Nhưng bạn biết không giả thuyết trên bị nhiều người bác bỏ vì cho rằng thiếu cơ sở khoa học. Bởi nếu điều đó là sự thật thì hươu cao cổ phải có khả năng sống sót cao khi hạn hán xảy ra hoặc khi phải đối mặt với tình trạng thức ăn khan hiếm, nhưng không. Những chú hươu cao cổ vẫn có nguy cơ bị chết đi hàng loạt nếu mùa hạn kéo dài hoặc khi đứng trước sự cạnh tranh thức ăn khốc liệt.

Vì sao hươu cao cổ có chiếc cổ dài - Để vươn tới những cành cây cao
Hươu cao cổ có chiếc cổ dài để vươn tới những cành cây cao

Hươu cao cổ có chiếc cổ dài để cạnh tranh tình dục?

Bên cạnh giả thuyết trên, một số nhà sinh vật học khác lại cho rằng hươu cao cỏ có chiếc cổ dài là vì chúng cần phải khác biệt để cạnh tranh tình dục trong mùa phối giống. Vì vào mùa giao phối, hươu đực sẽ dùng cổ đánh nhau khốc liệt để tranh giành bạn tình. Chú hươu nào có chiếc cổ càng dài sẽ càng dễ chiếm ưu thế và càng dễ thu hút bạn tình cho mình.

Tuy nhiên, giả thuyết ấy thậm chí còn nhanh chóng bị bác bỏ hơn cả giả thuyết trên. Lý do là vì các nghiên cứu cho thấy chiếc cổ của hươu đực không hề cao hay dài hơn hươu cái chút nào cả.

Hươu cao cổ có chiếc cổ cao để cạnh tranh lãnh thổ và thức ăn?

Qua rất nhiều giả thuyết nêu trên nhưng người ta vẫn chưa tìm được lời giải đáp hợp lý cho câu hỏi tại sao hươu cao cổ có cái cổ rất dài. Chỉ đến khi hoá thạch của hươu cao cổ cổ đại được đăng tải công khai trên tạp chí Science cách đây nhiều năm thì bí mật mới dần được hé lộ.

Theo nhóm tác giả đồng nghiên cứu cho biết họ đã tìm thấy một hộp sọ 4 đốt sống ở vùng Junggar, Trung Quốc vào năm 1996. Nó trông khá giống với loài Okapi châu Phi và có chiếc cổ ngắn hơn so với những chú hươu cao cổ điển hình ngày nay. 

Sau thời gian dài nghiên cứu và phân tích, các nhà sinh vật học đã phát hiện ra rằng mẫu hóa thạch của hươu cao cổ cổ đại đã bắt đầu thích nghi với các cuộc đại chiến giữa những con đực. Nhưng chúng không chỉ chiến đấu vì bạn tình, mà loài hươu cổ đại còn chiến đầu vì cạnh tranh lãnh thổ.

Trải qua những cuộc chiến triền miên không có hồi kết như thế, cổ hươu bắt đầu dài ra và trở thành một đặc tính cố hữu của giống loài. Đặc điểm nổi bật này được truyền cho thế hệ đời sau khi hươu đực và hươu cái giao phối với nhau vào chu kỳ động dục.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các giả thuyết này vẫn chỉ mãi là giả thuyết. Câu hỏi vì sao hươu cao cổ có cổ dài hiện vẫn là bí ẩn đối với con người hiện đại ngày nay. Nó đòi hỏi chúng ta cần có thêm những cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có được đáp án chính xác nhất cho mình.

Vì sao hươu cao cổ có cổ dài - Để đánh nhau khi tranh giành lãnh thổ và bạn tình
Hươu cao cổ dùng chiếc cổ dài đánh nhau khi tranh giành lãnh thổ và bạn tình

Một số câu hỏi thú vị khác về hươu cao cổ

Ngoài bí mật về chiếc cổ của mình, hươu cao cổ còn có khá nhiều bí ẩn thú vị khác khiến người ta phải tò mò tìm hiểu. Dưới đây Trại Hươu Giống Nhật Thuận đã tổng hợp sẵn những câu hỏi thường gặp về loài hươu này cho bạn tham khảo ngay bây giờ: 

Với chiếc cổ quá dài thì hươu cao cổ phải ăn uống ra sao? 

→ Mỗi ngày trôi qua một chú hươu cao cổ cần khoảng 34kg lá cây để lấp đầy chiếc bụng đói của mình. Theo đó, chúng sẽ rướn chiếc cổ cao vươn đến những ngọn cây chót vót để bắt đầu gặm nhấm. 

Nhờ chiếc lưỡi dài đến 42cm và phần môi trên dễ nắm chặt mà vật nuôi có thể bứt lá cây rồi nhai lừa một cách dễ dàng. Ngoài ra thì chiếc cổ dài của hươu cao cổ cũng dễ dàng uốn cong và xoay chuyển tứ phía giúp chúng luồng lách qua các rặn cây để ăn lá nhanh chóng. 

Hươu cao cổ chạy có nhanh không?

→ Với thân hình cao lớn và nặng nề của mình, nhiều người cho rằng hươu cao cổ không thể chạy nhanh như các loài động vật hoang dã khác. Nhưng bạn biết không loài hươu này vẫn có thể phi nước đại như bình thường.

Thực tế cho thấy bước đi của hươu cao cổ có thể dài đến 4.5m. Như vậy khi đi bộ, chúng có thể đạt vận tốc 16km/giờ. Còn khi phi nước đại, tốc độ tối đa mà chúng đạt được có thể lên đến 56km/giờ.

Hươu cao cổ phi nước đại với vận tốc 56km/giờ
Hươu cao cổ phi nước đại với vận tốc 56km/giờ

Hươu cao cổ có hung dữ không?

→ Hươu cao cổ không phải là loài động vật hung hăng, nhưng chúng sẵn sàng phản công kẻ thù khi cảm nhận được mối nguy hiểm đang rình rập. Vậy nên bạn đừng dại dột mà chọc ghẹo những chú hươu mình nhìn thấy tại vườn thú nhé.

Kết luận

Như vậy Trại Hươu Giống Nhật Thuận đã giải đáp chi tiết thắc mắc vì sao hươu cao cổ có cổ dài. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về hươu cao cổ hoặc các loài hươu sao, hươu xạ khác, bạn hãy liên hệ với Nhật Thuận ngay hôm nay nhé!

Trại Hươu Giống Nhật Thuận

Chúng tôi luôn có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt từ nguồn thức ăn, giống, cho tới khâu chăm sóc y tế… để giữ lại trọn vẹn những giá trị cho sản phẩm theo đúng chuẩn hươu giống Hương Sơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *